Truy trách nhiệm vụ cháu bé bị mù sau mổ
Nga đã mở một đợt tấn công lớn ở Kursk, tận dụng thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump tạm dừng viện trợ quân sự và chia sẻ thông tin tình báo để buộc Ukraine chấp thuận đàm phán hòa bình.Theo tạp chí Forbes, bên cạnh các đơn vị bộ binh, Nga đã triển khai tại Kursk năng lực máy bay không người lái (UAV) tiên tiến nhất của mình nhằm làm suy yếu các tuyến đường tiếp tế hậu cần của lực lượng Ukraine, đặc biệt là tại thị trấn quan trọng Sudzha.Moscow đã điều đến Kursk đơn vị UAV tinh nhuệ mang tên Trung tâm Hệ thống Máy bay không người lái Tiên tiến Rubicon. Nhà phân tích độc lập Andrew Perpetua nhận định đây là yếu tố đang làm giảm đáng kể lợi thế của Ukraine trong chiến tranh máy bay không người lái.Theo ông Perpetua, quân đội Nga đã áp dụng các chiến thuật mới trực diện, tấn công các đoạn đường ngắn — khoảng 100 đến 300m — bằng một bầy đàn máy bay không người lái. Đòn đánh này thường được thực hiện từ nhiều hướng cùng một lúc — phía trước, phía sau và hai bên sườn — khiến việc phòng thủ gần như không thể.Phương pháp này cho phép lực lượng Nga tiêu diệt nhiều xe trong một đoàn xe cùng một lúc.Ông Perpetua cho biết Nga cũng sử dụng UAV như một chiếc bẫy, bằng cách đặt UAV trên đường và kích nổ khi có các phương tiện đi qua, tương tự như mìn chống tăng.Hơn nữa, đơn vị máy bay không người lái Rubicon dường như đang vượt qua được các hệ thống gây nhiễu của Ukraine bằng UAV tiên tiến và thiết bị điều khiển có khả năng chuyển đổi tần số nhanh chóng.Và kết quả là hậu cần của Ukraine tại Kursk đã bị tấn công dữ dội. Nhà phân tích Perpetua cho biết UAV của Rubicon đã vô hiệu hóa hàng trăm phương tiện của Ukraine, từ xe tải tiếp tế đến chiến xa M2 Bradley và xe bọc thép MaxxPro do Mỹ cung cấp.Ukraine trong khi đó vẫn thiếu các hệ thống tác chiến điện tử hiện đại để chống lại các chiến thuật của Rubicon. Một phi công UAV Ukraine chiến đấu tại Kursk đã thừa nhận thực tế nghiệt ngã là “các số liệu chắc chắn không nghiêng về phía Ukraine”.Lan tỏa trên mạng xã hội: Người mẹ phấn đấu vào ĐH ở tuổi 55
Năm 2024 vừa đi qua chứng kiến bước hồi phục về doanh số bán hàng của toàn thị trường ô tô Việt Nam, dù vậy lượng tiêu thụ ô tô thuộc phân khúc sedan hạng B có tầm giá dưới 600 triệu đồng lại tiếp đà lao dốc. Những mẫu xe lắp ráp trong nước tiếp tục chiếm ưu thế về doanh số, tuy nhiên trật tự cạnh tranh đã có nhiều sự xáo trộn.Sau khi đánh mất vị thế của một phân khúc ô tô hút khách nhất thị trường ô tô, sedan hạng B với các mẫu xe trong tầm giá từ 380 - 600 triệu đồng tiếp tục suy giảm về doanh số bán hàng trong năm 2024. Áp lực cạnh tranh trên thị trường đang khiến sedan hạng B dần "mất khách" vào những phân khúc xe đa dụng vốn đang nở rộ tại Việt Nam.Số liệu được Thanh Niên tổng hợp từ báo cáo bán hàng của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng như TC Motor - đơn vị lắp ráp phân phối xe Hyundai tại Việt Nam cho thấy, trong năm 2024 tổng doanh số bán ô tô sedan hạng B tại Việt Nam chỉ đạt 46.366 xe, giảm 4.662 xe, tương đương 9,1% so với năm 2023. Đây đã là năm thứ 2 liên tiếp, lượng tiêu thụ ô tô sedan hạng B tại Việt Nam sụt giảm.Đáng chú ý, trái ngược hoàn toàn với năm 2023 - thời điểm thị trường được cho là suy thoái, sự sụt giảm doanh số bán ô tô sedan hạng B năm 2024 diễn ra trong bối cảnh sức mua đã tìm lại nhịp tăng trưởng. Hàng loạt mẫu mã liên tiếp được các nhà sản xuất, phân phối áp dụng những chương trình ưu đãi, giảm giá bán… Thậm chí các mẫu xe lắp ráp trong nước còn được hưởng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ, tuy nhiên tất cả đều không thể giúp vực dậy doanh số cho phân khúc sedan hạng B. Qua đó, cho thấy rõ thực tế sedan hạng B - phân khúc ô tô từng hút khách nhất thị trường cũng không thể chống chọi với sự suy thoái của dòng xe sedan nói chung tại thị trường Việt Nam.Thị hiếu người tiêu dùng ô tô đang có sự thay đổi, chuyển dịch cộng với áp lực cạnh tranh đến từ những phân khúc ô tô đa dụng như Crossover hạng B hay SUV đô thị cùng tầm giá, cộng với tốc độ phát triển của mảng ô tô điện… gián tiếp khiến sedan hạng B cũng như dòng xe sedan nói chung không còn giữ được vị thế trên thị trường. Tương tự những năm trước đây, các mẫu mã ô tô lắp ráp trong nước vẫn tiếp tục chiếm ưu thế trong cuộc đua doanh số phân khúc sedan hạng B dưới 600 triệu đồng năm 2024. Cụ thể, cả vị trí dẫn đầu phân khúc này trong năm 2024 tiếp tục thuộc về Hyundai Accent, Toyota Vios và Honda City. Ngoài lợi thế về kiểu dáng thiết kế, trang bị tính năng và danh tiếng đã tạo dựng được với người tiêu dùng, việc chính sách ưu đãi 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô lắp ráp trong nước tiếp tục được triển khai trong năm 2024 thông qua Nghị định 109/2024/NĐ-CP cũng giúp các mẫu sedan hạng B lắp ráp trong nước tăng thêm sức hút cũng như lợi thế cạnh tranh.Một trong những thay đổi đáng chú ý ở phân khúc sedan hạng B tại Việt Nam trong năm 2023 là cuộc đổi ngôi giữa Toyota Vios và Hyundai Accent. Mẫu xe mang thương hiệu Hàn Quốc từng vươn lên lật đổ thế thống trị của Toyota Vios vào năm 2023, bước sang năm 2024 Hyundai Accent còn tạo sự chú ý khi thế hệ mới với hàng loạt thay đổi được tung ra thị trường. Tuy nhiên, kết thúc năm 2024 tổng doanh số bán Hyundai Accent chỉ đạt 13.538 xe, giảm gần 4.000 xe so với năm 2023.Trong khi đó, Toyota Vios sau bước chạy đà không mấy khả quan đã dần tìm lại phong độ tăng trưởng doanh số bắt đầu từ nửa cuối năm 2024 nhờ các chương trình ưu đãi được Toyota Việt Nam áp dụng. Kết thúc năm 2024, doanh số bán Toyota Vios đạt 14.210 xe, tăng gần 700 xe so với năm 2023, qua đó chính thức đòi lại ngôi vương sedan hạng B bán chạy nhất thị trường từ tay Hyundai Accent.Vị trí thứ 3 vẫn thuộc về Honda City với 10.500 xe bán ra, tăng 606 xe so với năm 2023. Trong khi đó, vị trí thứ 4 cũng chứng kiến cuộc đổi ngôi giữa hai mẫu xe nhập khẩu Mazda2 và Mitsubishi Attrage. Cụ thể, Mazda2 với hơn 5.000 xe bán ra đã gián tiếp lấy vị trí thứ 4 từ tay Mitsubishi Attrage (đạt 2.499 xe. Trong khi đó, sau nhiều năm chật vật tìm chỗ đứng nhưng không thành, Suzuki Ciaz đã âm thầm rời cuộc đua. Như vậy, trong năm 2023 các mẫu sedan hạng B của những thương hiệu ô tô Nhật Bản cho thấy sự áp đảo về mặt doanh số ở phân khúc này. Bước sang năm 2025, trước xu hướng lựa chọn ô tô tại Việt Nam vẫn đang có sự thay đổi, chuyển dịch… doanh số xe sedan hạng B tầm giá dưới 600 triệu đồng được dự báo khó có thể tăng trưởng.
Năm 2023, CSGT TP.HCM phạt gần 770 tỉ, toàn TP chỉ có 1 vụ ùn ứ
Ngày 10.1, tại xã Xy (H.Hướng Hóa, Quảng Trị), Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Trị tổ chức chương trình "Xuân biên phòng ấm lòng dân bản" dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Chương trình là hoạt động thường niên được Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Trị tổ chức với mong muốn góp phần giúp người dân khu vực biên giới có một cái tết ấm no, hạnh phúc.Tại chương trình, ban tổ chức khánh thành, bàn giao "Mái ấm biên cương" trị giá 50 triệu đồng cho gia đình ông Hồ Văn Để (trú tại xã Thanh), 2 phòng học tại Trường tiểu học và THCS A Xing trị giá 350 triệu đồng. Đồng thời, trao tặng 1.000 suất quà, 1.400 chiếc bánh chưng cho các hộ gia đình chính sách, hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn.Bên cạnh các phần quà ý nghĩa, các chiến sĩ biên phòng với sự tham gia của lực lượng công an trên địa bàn tổ chức cắt tóc, thăm khám, phát thuốc miễn phí cho người dân và giao lưu văn nghệ, các trò chơi dân gian.Bên cạnh nguồn vốn kêu gọi từ xã hội hóa, các cán bộ, chiến sĩ biên phòng góp một phần lương, phụ cấp để tổ chức chương trình, góp sức hỗ trợ xây dựng các công trình an sinh xã hội, mang lại niềm vui đón tết cho đồng bào vùng núi Quảng Trị.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.
Cách tắt cuộc gọi từ số lạ trên WhatsApp
Theo các chuyên gia, hiện tại thời tiết ở Nam bộ vẫn đang chịu ảnh hưởng của áp thấp nóng phía tây. Đây vẫn là giai đoạn chuyển mùa, gió tây nam hoạt động yếu và ở tầng thấp nên mưa chưa nhiều và xảy ra trên diện rộng làm cho tình trạng nắng nóng vẫn còn khá gay gắt. Từ sau ngày 15.5, gió tây nam hoạt động mạnh lên sẽ giúp mưa nhiều hơn về cả lượng và diện, khi đó tình trạng nắng nóng giảm.